Văn hoá - du lịch Đông_Anh

Một số địa điểm du lịch trên địa bàn huyện:

  • Địa đạo Nam Hồng.
  • Cung văn hoá Đông Anh, bảo tàng Đông Anh.
  • Sân vận động Đông Anh.
  • Khu di tích Quốc gia đặc biệt thành cổ Cổ Loa cùng với đền An Dương Vương, đình Cổ Loa, Am Mị Châu, đền thờ Cao Lỗ, nhà triển lãm Cổ Loa, đền thờ Quan Trấn Nam,..
  • Đền Sái thờ Huyền thiên Trấn Vũ (xã Thụy Lâm)
  • Nhà thờ thôn Đại Bằng
  • Đình Đào Thục - Chùa Thánh Phúc (Đào Thục) - Làng múa rối nước Đào Thục.
  • Sân golf Vân Trì cạnh đầm Vân Trì
  • Công viên Cầu Đôi
  • Vườn hoa Trung tâm
  • Xưởng phim Cổ Loa
  • Chùa Tó, đình Tó, chùa Linh Thông, đình Dục Nội, đình Gia Lộc,...
  • Công viên Kim Quy (xã Vĩnh Ngọc)

Ở Đông Anh hiện nay có các lễ hội sau:

Hội đền An Dương Vương hay còn gọi là Hội Cổ LoaHội Cổ Loa (Thiềng)Hội làng Trung Oai
  • Địa điểm: Thôn Trung Oai, xã Tiên Dương
  • Thời gian: 20/01-21/01 âm lịch
  • Chính hội: 20/01 âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: Sân bóng Trung Oai
  • Đặc điểm: Chọi gà, Kéo co, Đấu vật, Bắt vịt, Bóng Chuyền hơi, bóng đá
Hội làng Ngọc Chi
  • Thờ: Nồi Hầu
  • Địa điểm: Thôn Ngọc Chi - xã Vĩnh Ngọc - huyện Đông Anh
  • Thời gian: 04/01 - 05/01 âm lịch
  • Chính hội: 04/01 âm lịch
  • Đặc điểm: Chọi gà, Kéo co, Đập niêu, Hát Quan Họ, Bóng Chuyền hơi, Bóng đá...
Hội làng Cổ DươngTập tin:Chưa Có Ảnh dinhlang1.jpgHội Cổ Dương (Đình Cổ Dương)
  • Địa điểm: Thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương
  • Thời gian: 07/02-08/02 âm lịch
  • Chính hội: 08/02 âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: trung tâm làng Cổ Dương
  • Đặc điểm: Chọi gà, Kéo co, Đấu vật, Bắt vịt, Bóng Chuyền hơi, Bóng đá...
Hội làng Quan Âm
  • Địa điểm: Thôn Quan Âm, xã Bắc Hồng
  • Thời gian: 07/02-08/02 âm lịch
  • Chính hội: 08/02 âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: trung tâm làng Quan Âm, xung quanh hồ Mắt Ngọc.
  • Đặc điểm: gồm các trò chơi dân gian như Đập niêu, Chọi gà, Vật dân tộc,..., Bóng chuyền, hát Quan họ,...
Hội làng Mỹ Nội
  • Địa điểm: Thôn Mỹ Nội, xã Bắc Hồng
  • Thời gian: 09/01-10/01 âm lịch
  • Chính hội: 10/01 âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: trung tâm làng Mỹ Nội, khu vực Sân kho thôn Mỹ Nội.
  • Đặc điểm: gồm các trò chơi dân gian như Đập niêu, Chọi gà, Vật dân tộc,..., Bóng chuyền, hát Quan họ,..
Hội làng Đường Yên
  • Thờ: Lê Hoa - tướng của Hai Bà Trưng
  • Địa điểm: Thôn Đường Yên, xã Xuân Nộn
  • Thời gian: mồng 2 tháng 2
  • Đặc điểm: Hội thi kén rể Đường Yên
Hội rước vua giả Đền Sái
  • Địa điểm: thôn Thụy Lôi (Nhội), xã Thụy Lâm
  • Thời Gian: Chính hội: 11/1 âm lịch
  • Đặc điểm: Rước vua giả, hát Quan họ, Múa lân,...

Là nơi duy nhất trên cả nước đến nay có tập tục rước vua quan sống (các vị lão trong làng sẽ là vua quan và được con cháu rước trên kiệu từ Đền Sái về đình làng)

Hội làng Rối nước Đào Thục
  • Địa điểm: thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm
  • Thời Gian: Chính hội: 13/11 âm lịch - 24/2 âm lịch giỗ tổ nghề rối
  • Đặc điểm: Làng Đào Thục khi xưa có tên gọi là Đào Xá (có câu ca Nhất kinh kỳ nhì Đào Xá), là làng cổ có từ lâu đời được nhà Hậu Lê ban lưu giữ nghệ thuật múa rối nước đất Kinh kỳ Thăng Long từ năm 1705. Tổ nghề là Đào Đăng Khiêm tên thật là Nguyễn Đăng Vinh.
Hội làng Sơn Du
  • Địa điểm: Đình làng Và Đền Phù Đổng Thiên Vương
  • Thời gian:Mồng 9 - 10 Tháng Giêng âm lịch
  • Chính hội: Mồng 10 Tháng Giêng âm lịch
  • Kính Mời: Chư Vị Khách Thập Phương Về Dự!
Hội làng Xuân NộnHội làng Xuân TrạchHội làng Quậy
  • Thờ: Thủy Hải, Đăng Giang, Khổng Chúng, Tam Giang và Đông Hải.
  • Địa điểm: Thôn Châu Phong; Giao Tác và Đại Vỹ
  • Thời gian: 12/1-15/1 âm lịch
  • Đặc điểm: Hát giao duyên, Chọi gà, Đấu cờ người, Bịt mắt bắt dê, Kéo co, Đấu vật
Hội bà Máy hay còn gọi là lễ hội GiỗHội làng Phúc HậuHội làng Dục TúHỘI LÀNG THƯỢNG PHÚC
  • Nguồn gốc: Hội Làng truyền thống Thôn Thượng Phúc là một hoạt động sinh hoạt văn hóa của Nhân dân Thôn Thượng Phúc. Vì một số lý do nên bị gián đoạn trong một khoảng thời gian khá dài. Năm 2006 được sự hưởng ửng và góp ý của Nhân dân, sự đồng ý của Chính quyền địa phương Lễ hội được tổ chức lại. Sau 11 năm Lễ hội ngày càng mở rộng và là một nét văn hóa đặc trưng của Nhân dân thôn Thượng Phúc mỗi dịp đầu xuân. Vào thời gian diễn ra lễ hội Bà con Nhân dân thôn Thượng Phúc dù bận bịu đến đâu thì mọi công việc cũng tạm gác lại và mọi người cùng nhau vui xuân, vui hội. Trong những ngày này Nhân dân trong thôn thường làm những mâm cỗ thịnh soạn để mời bạn bè, anh em đến dự cũng như gửi tới nhau những lời chúc tốt đẹp nhất dịp đầu xuân.
  • Thời gian tổ chức: ngày 14, 15 tháng giêng âm lịch
  • Đặc trưng: Lễ hội làng được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa: Tế lễ Thành Hoàng, Dâng hương tế tổ của các Dòng họ..., các trò chơi như: bịt mắt bắt vịt, đập niêu, kéo co, nấu cơm, đấu vật...
Hội làng Thụy Hà
  • Địa điểm: Đình và Chùa Tổ Long Tự, thôn Thụy Hà, xã Bắc Hồng
  • Thời gian: Mồng 8/1 đến 13/1 âm lịch.
  • Đặc điểm: Rước kiệu ngày 8/1 rước từ các nhà thờ lên đình làng, ngày 13/1 từ đình làng trở về nhà thờ, các ngày từ 9/1 đến 12/1 tổ chức các trò chơi dân gian, hát Quan họ, Bóng đá, Bóng chuyền...

Hội làng Mai Hiên

  • Địa điểm: Đình và Đền thôn Mai Hiên, xã Mai Lâm
  • Thời gian: 14-15/3 âm lịch
  • Đặc điểm; Rước kiệu thờ tướng quân Đào Kỳ thời Hai Bà Trưng, hát quan họ và nhiều trò chơi dân gian khách